Quy trình thi công bấc thấm bao gồm 6 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng;
- Bước 2: Chuẩn bị vật tư và công nghệ thi công;
- Bước 3: Định vị mặt bằng thi công;
- Bước 4: Thi công cắm bấc thấm;
- Bước 5: Kiểm tra kỹ thuật thi công;
- Bước 6: Nghiệm thu công trình.
Mỗi công đoạn đều mang ý nghĩa quan trọng nhất định. Trong đó, việc thực thi phương pháp cắm bấc thấm và công nghệ thi công đúng chuẩn là những nền tảng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các công trình cần gia cố nền đất yếu, ổn định nền hoặc xử lý môi trường bằng bấc thấm.
Quy trình thi công với sự hỗ trợ của máy móc.
Ưu điểm của bấc thấm
Được đánh giá là một giải pháp thoát nước hiệu quả cho các công trình cầu cảng, đường cao tốc, đường sắt, sân bay…với các tính năng vượt trội về độ bền, khả năng trơ trước sự xâm thực của môi trường.
Là một phương pháp được ứng dụng phổ biến từ nhiều năm nay, bấc thấm được biết đến với nhiều ưu điểm như:
-
Tối ưu chi phí vật liệu
So với các phương pháp truyền thống như đắp gia tải hoặc giếng cát thì lợi thế của bấc thấm chính là chi phí thấp. Được thiết kế khá đơn giản chỉ với 2 thành phần là lớp áo lọc vải địa kỹ thuật không dệt và lớp lõi thoát nước đùn từ nhựa PP nên chi phí vật liệu thấp. Giúp tối ưu tính kinh tế cho công trình thi công.
-
Rút ngắn được thời gian thi công.
Bấc thấm được sản xuất sẵn giúp tiết giảm công đoạn thi công, giảm thời gian thi công. Là một ưu điểm quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí về nhân công và máy móc.
-
Kiểm soát chất lượng tốt
Bên cạnh ưu điểm về cấu tạo của bấc thấm gọn nhẹ, giúp việc vận chuyển dễ dàng, giảm chi phí vận chuyển vật tư, thì một ưu điểm khác của bấc thấm là khả năng kiếm soát chất lượng được tốt hơn với với các phương pháp khác.
Quy trình thi công bấc thấm
Chất lượng của công trình có mối liên hệ trực tiếp với quy trình thi công, đặc biệt là khi thi công bấc thấm đứng. Kỹ thuật thi công cắm bấc thấm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thoát nước của công trình. Một quy trình thi công bấc thấm chuẩn sẽ bao gồm 6 bước, cụ thể:
Chuẩn bị mặt bằng
Công tác chuẩn bị mặt bằng giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt là công tác kiểm định địa chất và xác định các yêu cầu về mặt bằng trước khi thi công cắm bấc thấm. Dựa trên các đặc tính kỹ thuật riêng biệt, có những loại mặt bằng không cần phải thực hiện biện pháp bấc thấm như mặt bằng nền đá hoặc đất đóng băng.
Thông qua công tác khoan thăm dò địa tầng của các lớp trầm tích, các kỹ sư sẽ đưa ra các biện pháp thi công phù hợp. Chỉ thực hiện biện pháp bấc thấm khi mặt bằng đảm bảo các yêu cầu:
- Toàn bộ mặt bằng phải có cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vực thi công là 1m.
- Mặt bằng thi công phải ổn định, độ dốc 0.5%
- Loại đất hữu cơ, có sét nén có độ nhạy thấp, đất sét có tính thấm nước thấp đến trung bình. Lớp đất có các trầm tích than bùn, đất pha cát và bùn, đất nạo vét.
Chuẩn bị vật tư và công nghệ thi công
-
Chất lượng bấc thấm
Lựa chọn và kiểm soát chất lượng bấc thấm trước khi nhận hàng và nhập kho để loại bỏ các vấn đề về chất lượng vật tư. Bấc thấm có sự đa dạng về chủng loại vì thế cần xác định loại bấc thấm sẽ sử dụng.
Tiến hành kiểm tra chất chượng sản phẩm bởi các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn. Đảm bảo các tiêu chí cơ lý như cường độ chịu kéo, độ giãn dài hay khả năng thoát nước thông qua thí nghiệm trước khi đưa vào công trình thi công.
-
Công nghệ thi công
Sử dụng thiết bị thi công bấc thấm chuyên biệt với yêu cầu về đặc trưng kỹ thuật:
Định vị mặt bằng thi công
Dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết, các cộc mốc được đánh dấu và định vị trước khi tiến hành thi công. Mốc cho các trục chính được làm bằng thép ф20 có chiều dài chôn sâu1m và nhô cao hơn mặt đất 7.5cm, được bao bọc bởi khối bê tông có kích thước 300 x 300 x 300.
Thi công cắm bấc thấm
Tùy vào quy mô công trình mà có thể có một hoặc nhiều máy thi công cùng một lúc. Nhằm tránh sự chồng chéo và nguy hiểm khi máy móc di chuyển. Giám sát viên cần đảm bảo khoảng cách giữa các máy phải lớn hơn chiều cao của dàn công tác.
Máy di chuyển theo hướng lùi dần để tránh đè lên các vị trí bấc thấm đã được ép trước đó, mỗi vệt máy di chuyển có thể ép được nhiều hàng.
Kỹ thuật thi công cắm bấc thấm đòi hỏi:
- Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 15cm.
- Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông là 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm.
- Trước khi bấc được ép xuống, bấc được neo vào một tấm thép có kích thước 1.2 x 80 x 160 tấm thép này có tác dụng giữ bấc lại trong lòng đất.
Kiểm tra kỹ thuật thi công
Công tác kiểm tra được diễn ra song song với việc thi công cắm bấc thấm bằng thước thủy NIVO. Đảm bảo quá trình được diễn ra thuận lợi, nếu gặp trở ngại khi cắm bấc cần được kiểm tra và giải quyết ngay.
Kiểm tra phương thẳng đứng của trục tâm so với dây dọi. Sai số cho phép theo phương thẳng đứng của trục là 5cm/1m.
Nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng trong công tác là nghiệm thu. Dựa trên các quy chuẩn về kết cấu để kiểm tra chất lượng của công tác thi công.
Công tác kiểm tra bao gồm việc kiểm tra vị trí, số lượng, kích thước bấc thấm còn chừa trên mặt đất.
HDLGroup là đơn vị chuyên thi công xử lý nền đất yếu… Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi có đội ngũ lãnh đạo và kỹ sư giàu kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề cùng nhiều phương tiện máy móc hiện đại. Do đó, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp thi công cắm bấc thấm cho nhiều công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại, phức tạp.
Tòa bộ công trình mà chúng tôi thi công đều được khách hàng đánh giá nhanh chóng, chính xác, chất lượng cao, an toàn và đảm bảo đúng thời gian bàn giao.
Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU HDL (HDL GROUP)
Địa chỉ: Yên Kiện, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline Miền Bắc: 0904 662 282
Hotline Miền Trung: 0915 075 338
Hotline Miền Nam: 0939 790 236
info@hdlgroupxulynendatyeu.com